Đồng hồ đo lưu lượng là gì?
Là một thiết bị dùng để đo khối lượng chất lỏng chảy qua thiết bị, thường được tính bằng m³.
Lượng chất lỏng chảy qua đồng hồ sẽ được hiển thị trên mặt đồng hồ hoặc các thiết bị nhận tín hiệu khác.
Đồng hồ đo lưu lượng rất quan trọng trong các hệ thống đường ống cần đo lưu lượng chảy qua đường ống.
Vì vậy hầu như ngày nay các đồng hồ đo trở nên phổ biến từ hộ gia đình, đến các nhà máy xí nghiệp,…
Cấu tạo của đồng hồ đo lưu lượng:
Đa phần đồng hồ đo lưu lượng hiện nay trên thị trường đều có đạng gồm 2 bộ phận chính là:
Bộ hiển thị:
- Là bộ phận nhận số liệu đo được từ bộ phận đo và đếm, rồi hiển thị kết quả đo được.
- Thường sẽ là mặt số đếm bằng cơ, hoặc hiển thị trên mặt số điện tử.
- Cũng có thể hiện thị về các thiết bị khác bằng cách gửi tín hiệu xung về.
Bộ phận đo và đếm:
- Là phần chịu trách nhiệm đo và đếm khối lượng chất lỏng chảy qua đồng hồ.
- Hiện nay thì có một số loại bộ phận đo và đếm phổ biến cho đồng hồ như:
- Bộ phận đo đếm bằng cơ sử dụng cánh quạt để đo đếm, hay là sử dụng bình đo thể tích để đo.
- Với công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay thì đồng hồ còn được lắp các bộ cảm biến để đo.
Thân của đồng hồ đo lưu lượng:
Ngoài ra còn có thân đồng hồ thường được làm bằng đồng đối với đồng hồ kích thước nhỏ, dùng trong nước sạch.
Cũng có thể được làm từ gang, thép, inox, đối với các đường ống lớn.
Hay đường ống làm việc trong môi trường có tính ăn mòn cao như nước thải.
Phần kết nối của đồng hồ thường cũng có 2 kiểu chính là:
Nối ren:
- Đồng hồ nối ren thường có kích thước nhỏ hơn DN50.
- Được dùng chủ yếu trong lắp đặt hệ thống nước hộ gia đình.
Nối bích:
- Được sử dụng với các đường ống có kích thước lớn từ DN50 trở lên.
- Thường sử dụng trong các khu vực nhà máy, xí nghiệp, nhà máy nước, hoặc trong các hệ thống nước thải.
Phân loại các loại đồng hồ đo lưu lượng:
Dựa trên kiểu đo thì có thể phân ra hai loại như là:
Đồng hồ kiểu thể tích:
- Đây là một loại đồng hồ có kết cấu khá phức tạp.
- Loại đồng hồ này có cơ cấu truyền động theo nguyên lý lần lượt nạp đầy nước vào buồng đong (có thiết kế trong với thể tích đã biết) và và sau đó xả hết.
- Thiết bị chỉ sẽ tính thể tích dòng chảy bằng tổng số thể tích nước đã chảy qua đồng hồ hiện tại.
- So với đồng hồ kiểu tốc độ thì ảnh hưởng của của độ nhớt chất lỏng lên sai số chỉ thị của đồng hồ thể tích nhỏ hơn nhiều tuy nhiên.
- Kết cấu đồng hồ thể tích khá phức tạp nên việc sử dụng cũng kém phổ biến hơn.
Đồng hồ kiểu tốc độ:
- Đồng hồ nước kiểu tốc độ dựa trên nguyên lý đếm số vòng quay của bộ phận chuyển động để tính thể tích, lượng nước chảy qua.
- Loại đồng hồ kiểu tốc độ này được chế tạo và lắp đặt cho các đường ống có đường kính từ 10 đến 1000 mm.
- Đây là loại đồng hồ thường được dùng phổ biến tại các hộ gia đình vì kết cấu đơn giản, phù hợp với đường ống nước sinh hoạt và dễ dàng sử dụng.
- Tuy nhiên, nhược điểm lớn của loại đồng hồ này là các gối đỡ chóng bị mòn vì vậy sẽ mau hỏng nếu có cặn cơ khí lẫn trong nước.
- Thường nước sinh hoạt trong các hộ gia đình ít khi có lẫn các cặn cơ khí, nên chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng nhiều nếu sử dụng trong các hộ gia đình.
Ngoài ra có thể phân loại dựa trên môi trường hoạt động:
Đồng hồ đo lưu lượng nước lạnh (sạch):
- Đồng hồ đo nước sạch là loại đồng hồ được sử dụng để quản lý cho gia đình là điều vô cùng cần thiết.
- Nhờ sự chính xác, mặt đồng hồ hiển thị số trực tiếp, làm việc liên tục, nên được các công ty nước sạch sử dụng, cũng như các hộ gia đình.
- Việc sử dụng đồng hồ sẽ giúp quản lý được nguồn nước sử dụng, vừa tiết kiệm, và có thể giảm tối đa tình trạng thất thoát nước.
Đồng hồ đo lưu lượng nước nóng:
- Trong các hoạt động sử dụng nước thì không chỉ có nguồn nước sạch, nước lạnh được sử dụng, mà còn có nước nóng.
- Vì môi trường làm việc luôn ở nhiệt độ cao nên các thiết kế sử dụng của đồng hồ nước nóng cũng khác với các loại đồng hồ khác.
- Với mục đích kiểm soát và tính lưu lượng cho các nguồn nước nóng nên ra đời sản phẩm đồng hồ nước nóng.
Đồng hồ đo lưu lượng nước thải:
- Việc quản lý nguồn nước thải ra môi trường ngày càng được quan tâm vì hiện tượng xả các chất thải độc hại.
- Nên việc có đồng hồ nước thải để kiểm soát lưu lượng nước được doanh nghiệp xả ra môi trường là điều cần thiết.
- Việc này giúp nhà nước quản lý được việc đóng chi phí hàng năm và đảm bảo tính khách quan, minh bạch đối với các công ty.
Hay còn dựa trên cấp của đồng hồ:
Được phân thành 4 cấp A, B, C, D tuỳ theo các giá trị Qmin và Qt như cho trong bảng dưới đây:
Đồng hồ nước cấp A:
- Đồng hồ đo nước cấp A được chia theo lưu lượng định danh Qn < 15m3/h và Qn > 15m3/h.
- Với các thông số lần lượt Qmin | Qt | Qmin | Qt là: 0.04 | 0.10 | 0.08 | 0.30.
Đồng hồ nước cấp B:
- Đồng hồ đo nước cấp B cũng được phân làm 2 loại Qn < 15m3/h và Qn > 15m3/h.
- Với thông số Qmin | Qt | Qmin | Qt lần lượt là: 0.02 | 0.08 | 0.03 | 0.20.
Đồng hồ nước cấp C:
- Đồng hồ đo nước cấp C cũng được phân làm 2 loại Qn < 15m3/h và Qn > 15m3/h.
- Với thông số Qmin | Qt | Qmin | Qt lần lượt là: 0.01 | 0.015 | 0.006 | 0.015.
Đồng hồ nước cấp D:
- Đồng hồ đo nước cấp D có 1 loại Qn < 15m3/h.
- Với thông số Qmin | Qt lần lượt là: 0.0075 | 0.0115.
Giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong bài viết:
Giá trị lưu lượng định mức quan trọng của đồng hồ nước:
- Lưu lượng danh định Qn: là lưu lượng mà tại đó đồng hồ nước phải hoạt động theo đúng các yêu cầu quy định ở điều kiện sử dụng bình thường.
Nghĩa là dòng chảy liên tục hoặc ngắt quãng . - Lưu lượng tối đa Qmax: là lưu lượng mà tại đó đồng hồ đo nước phải hoạt động theo đúng yêu cầu trong một khoảng thời gian ngắn mà không bị hư hỏng.
Giá trị Qmax bằng hai lần Qn. - Lưu lượng tối thiểu Qmin: là lưu lượng nhỏ nhất mà tại đó đồng hồ đo lưu lượng nước phải có sai số nằm trong phạm vi cho phép lớn nhất.
Lưu lượng này được xác định theo số ký hiệu của đồng hồ. - Phạm vi lưu lượng: là khoảng giới hạn bởi Qmax và Qmin, trong khoảng này số chỉ của đồng hồ nước không được có sai số vượt quá sai số cho phép lớn nhất.
Khoảng này được chia làm hai vùng gọi là “vùng trên” và “vùng dưới” bằng giá trị lưu lượng chuyển tiếp Qt. - Lưu lượng chuyển tiếp Qt: là lưu lượng có giá trị nằm giữa lưu lượng tối đa và lưu lượng tối thiểu.
Tại đó phạm vi lưu lượng được chia làm hai vùng gọi là “vùng trên” và “vùng dưới”, mỗi vùng được đặc trưng bằng sai số cho phép lớn nhất của vùng đó.
Sai số cho phép lớn nhất của đồng hồ đo nước được quy định theo hai vùng:
- Vùng dưới: là vùng lưu lượng có giá trị từ Qmin ( gồm cả gía trị Qmin) đến Qt ( không gồm cả giá trị Qt).
Tại vùng này sai số cho phép lớn nhất của đồng hồ đo lưu lượng nước được quy định là ± 5%. - Vùng trên: là vùng lưu lượng có giá trị từ Qt ( gồm cả gía trị Qt) đến Qmax ( gồm cả giá trị Qmax).
Tại vùng này sai số cho phép lớn nhất của đồng hồ nước được quy định là ± 2%.
>> Xem thêm các loại đồng hồ khác tại đây.