0909 221 246

24/7 Customer Support​

0969 303 848

24/7 Customer Support​

Van điều khiển bằng điện hay gọi là van điều khiển điện là một loại van hoạt động đóng mở hoàn toàn tự động bằng điện, mà không cần dùng đến các thao tác tay như các dòng van cơ thông thường.

Van điều khiển điện hoạt động một cách tự động được kết nối thông qua tủ điều khiển được lập trình cài đặt sẵn hoặc có thể sử dụng nút bấm để điều khiển mọi cơ chế hay trạng thái của van, quá trình này đều được vận hành một cách tự động.

Nguồn điện sử dụng để đóng mở van cũng rất đa dạng từ các dòng điện 1 pha, 2 pha hoặc 3 pha với các dòng điện áp thông dụng như nguồn: 220V, 24V hoặc 380V. Van điều khiển bằng điện có 2 kiểu đóng mở đó là dạng đóng mở ON/OFF hoặc là điều tiết đóng mở tuyến tính.

Van điều khiển điện cấu tạo như thế nào?

Về cơ bản thì van điều khiển điện có cấu tạo gồm 2 phần chính: Phần cơ và phần điều khiển

Cấu tạo phần điều khiển điển của van:
Phần điều khiển nó có vai trò quan trong nhất trong loại van này. Nó có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động của phần cơ của van.

Để điều khiển van thì chúng ta phải cấp nguồn điện cho van. Điện áp điều khiển của van gồm 24V hoặc 220V hoặc 380V.

Có thể dùng nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha đều được.

Cấu tạo phần cơ của van:
Về cơ bản thì phần cơ của van điều khiển điện cũng giống như loại van cơ thông thường.

Phần cơ được lắp đặt trực tiếp trên đường ống của chúng ta. Nó trực tiếp đóng hoặc mở dựa trên phần điều khiển của van.

Nguyên lý hoạt động của van điều khiển điện:

Nguyên lý hoạt động của van là dựa trên cơ cấu dẫn chuyền. Vai trò của bộ điều khiển giống như cái mô tơ.

Khi chúng ta cấp điện cho bộ điều khiển thì mô tơ sẽ quay và chuyền chuyển động quay xuống trục của van.

Trục van lại điều khiển cánh van làm cho van đóng hoặc mở. Tùy thuộc kiểu điều khiển mà van có thể có các trạng thái khác nhau.

Nếu là điều khiển tuyến tính thì góc mở của van có thể điều chỉnh được nhiều cấp độ khác nhau và chúng ta có thể cài đặt được.

Lưu ý nên tránh góc mở 15-75º để giảm thiểu sự hỏng hóc của van. Còn van điều khiển bình thường thì chỉ có hai trạng thái đó là đóng và mở mà thôi.

Van điều khiển bằng điện được lắp trực tiếp vào hệ thống đường ống, van được vận hành bằng nguồn điện: 24VDC, 220VAC, 380VAC từ hệ thống điều khiển trung tâm.

Khi cấp nguồn điện cho bộ điều khiển bằng điện, khi đó các chi tiết bên trong bộ điều khiển bằng điện sẽ hoạt động theo dạng xoay tròn hoặc dạng thẳng đứng giúp đóng/mở van theo giá trị % đóng mở được cài đặt sẵn trong bộ van điều khiển bằng điện.

Thông số kĩ thuật chung của dòng van điều khiển bằng điện:

Cách lắp đặt van điều khiển điện

Chuẩn bị lắp đặt:
Dụng cụ cần thiết như Cờ lê, bút điện, tuavit, dây điện
Gioăng cao su, bulong, ecu, mặt bích theo tiêu chuẩn của van
Nguồn điện phù hợp với van
Cách lắp đặt:
Với mỗi loại van thì lại có một cơ cấu khác nhau ví dụ như van chuyên dụng cho nước khác cho khí, van phù hợp nhiệt độ cao khác nhiệt độ thấp… Nhưng chúng có chung mục đích là đóng hoặc mở lưu chất trong đường ống giúp ngăn chặn hoặc cho lưu chất lưu thông trong đường ống.

Cần xác định được đâu là đầu vào và đâu là đầu ra của van dựa vào chỉ dẫn mũi tên trên thân van.

Lắp van vào hệ thống đường ống sao cho chắc chắn không bị rò rỉ nước bằng các kết nối mặt bích hoặc ren tùy thuộc mỗi loại van.

Kết nối nguồn điện của van vào nguồn điện mà ta điều khiển tùy theo từng môi trường hoặc từng hệ thống mà ta chọn nguồn điện cho phù hợp như 24 VDC, 220VAC hay 380 VAC, Thông dụng nhất hiện nay là nguồn 220VAC.

Một số lưu ý khi lắp đặt van điều khiển điện.

Tránh việc siết bulong lỏng sẽ dẫn tới sai lệch trong quá trình van hoạt động.

Đấu dây nguồn điện theo đúng bảng mạch hướng dẫn.

Nên dùng van giảm áp phía trước dòng chảy của van điện từ tránh hiện tượng tăng áp đột ngột.

Với các dạng van điện từ thì với mỗi hệ thống nước cần có áp lực trên 0.05mPA thì hệ thống mới có thể hoạt động ổn định nhất được.

Lưu ý để chọn van điều khiển điện phù hợp nhất.

Dưới đây là những lưu ý cần biết trước khi lựa chọn một loại van điều khiển điện giúp cho việc chọn van chính xác nhất và đạt hiệu quả cao nhất:

Ứng dụng của van và môi trường mà van được ứng dụng.

Cần sử dụng van tín hiệu điều khiển on/off hay tuyến tính.

Loại van: thường đóng hoặc thường mở.

Kích thước đường ống lắp đặt van.

Tiêu chuẩn kết nối với van.

Áp xuất sử dụng và áp xuất tối đa.

Nhiệt độ sử dụng và nhiệt độ tối đa trong môi trường chất lỏng.

Điện áp sử dụng là bao nhiêu.

Lực đóng, mở của bộ điều khiển để lựa chọn kích thước van điều khiển điện cho thích hợp nhất.